Site icon Vạn Sinh Đường – Thuốc Nam Của Người Việt

Phân biệt THUỐC và Thực Phẩm Chức Năng hay Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe:

Phân biệt thuốc và TPCN

Phân biệt thuốc và TPCN

Phân biệt THUỐC và TPCN hay TPBVSK:
                                Phân biệt TPCNthuốc

Cách nhận biết sản phẩm là thuốc.

Dấu hiệu để nhận biết sản phẩm là thuốc như sau: -Trên hộp ghi số đăng ký (SĐK) như sau: chữ – số được cấp – năm cấp Ví dụ: SĐK: V… – 1200 – 12 Trong đó: + Nếu VN: là thuốc nhập khẩu; còn VD, VS, V.. là thuốc sản xuất trong nước) + V…: ký hiệu nhận biết là thuốc + 1200: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp + 12 : năm cấp số đăng ký (năm 2012) -Số khác: GC-XXXX-XX là số đăng ký thuốc gia công Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn: + Thuốc kê đơn: được phân thành 30 nhóm căn cứ theo Công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. + Thuốc không kê đơn: Nhà thuốc có thể phân loại căn cứ theo thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).

Cách nhận biết sản phẩm là thực phẩm chức năng.

Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) được viết như sau: Số được cấp/năm cấp/YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Có thể nhận biết sản phẩm chức năng dựa vào cách ghi số đăng ký (SĐK) trên hộp sản phẩm. Theo quy định, số đăng ký của TPCN bắt buộc phải được ghi theo định dạng như sau: + Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-CNTC. Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC + Đối với số đăng ký do sở y tế cấp được ghi theo định dạng: xxx/yyyy/YT-XX Trong đó: xxx là số thứ tự được cấp, yyyy là năm cấp, XX là Tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK Ví dụ: 123/2010/YT-TG
Exit mobile version