09.6789.1222

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Người mắc tiểu đường (đái tháo đường) có tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường bất kể giới tính, tuổi tác hay một số yếu tố khác. Tiểu đường type 2 được ví như một đại dịch không lây của thế kỷ và đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Su-nguy-hiem-cua-tieu-duong
Sự nguy hiểm của tiểu đường

Biến chứng tiểu đường type 2 trên tim mạch

Có mối liên quan mật thiết giữa bệnh cao huyết áp, cholesterol máu và tiểu đường. Tác động đến tim mạch theo 2 cách: gây xơ vữa động mạch và các biến chứng trên thần kinh do tiểu đường cũng gây ra những vấn đề bất thường về tim.

Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường; khoảng 60% người bệnh tiểu đường sẽ bị đau tim và có đến 25% trường hợp tử vong do đột quỵ

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên thận

Bệnh thận tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng trên thận do tiểu đường. Thận có hệ thống gồm nhiều mạch máu nhỏ bao quanh cầu thận để lọc chất thải từ máu. Ở người tiểu đường; do đường huyết tăng cao liên tục khiến cho hệ thống mạch máu bị tổn thương; theo thời gian cầu thận hoạt động không có hiệu quả và làm protein thoát ra ngoài nước tiểu. Tình trạng này về lâu dài sẽ dẫn đến suy thận.

Bệnh thận tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của suy thận giai đoạn cuối (ESRD) và cần phải chạy thận. Có khoảng 20 – 40% người bệnh tiểu đường bị suy thận. Các triệu chứng của suy thận gồm: Phù chân, mắt cá, ngứa, mệt mỏi, màu da nhợt nhạt,…

Tổn thương thần kinh do tiểu đường type 2

Tổn thương thần kinh do tiểu đường type 2 dùng gồm:

  • Thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở các chi.
  • Hệ thần kinh tự chủ: ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp điều hòa tiêu hóa, ruột, bàng quang, tim; sinh hoạt tình dục.

Biến chứng thần kinh ngoại vi đặc biệt ảnh hưởng đến cảm giác. Đây là một biến chứng phổ biến ảnh hưởng đến gần một nửa số người bị bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 sau 25 năm mắc bệnh. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tổn thương thần kinh ngoại biên. Là loét bàn chân do tiểu đường và có nguy cơ phải cắt cụt chi. Bệnh thần kinh ngoại vi thường bắt đầu ở ngón tay và ngón chân và di chuyển đến hai cánh tay và chân. Các triệu chứng bao gồm: Ngứa ran, bỏng rát; mất cảm giác nóng hoặc lạnh, tê bì chân tay, đau cơ,…

Biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ có thể gây ra:

  • Vấn đề tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, buồn nôn).
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu tiện không tự chủ,…
  • Vấn đề về tim mạch: tổn thương thần kinh tự chủ có thể che lấp các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch: mệt mỏi, vã mồ hôi, thở hắt ra, buồn nôn, tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế,…

Kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết giúp làm chậm sự khởi phát và tiến triển của biến chứng thần kinh do tiểu đường. Thay đổi lối sống như giảm huyết áp, giảm cân và bỏ thuốc lá có thể ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng thần kinh.

Bệnh võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên trường hợp mù lòa ở người lớn từ 20 – 74 tuổi. Biến chứng trên mắt do tiểu đường thường gặp nhất là bệnh võng mạc. Những người mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Bệnh tiểu đường type 2 và nguy cơ nhiễm trùng

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp. Họ dễ bị cúm và các bệnh đường hô hấp khác như viêm phổi, nguyên nhân có thể là do rối loạn chuyển hóa làm trung hòa sự ảnh hưởng của các protein bảo vệ trên bề mặt phổi. Người bệnh bệnh tiểu đường nên chủng ngừa cúm và phế cầu hàng năm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Đặc biệt ở phụ nữ mắc tiểu đường bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ phức tạp và khó điều trị hơn bình thường.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể:

Hotline: 09.6789.1222

Website: vansinhduong.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *